Tin tức

LỪA ĐẢO TRONG GIAO DICH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Trong thời đại thông tin hiện nay, hầu hết các giao dich đều qua email, điện thoại, đặc biệt về xuất nhập khẩu với các nước cách xa Việt Nam. Rất nhiều các doanh nghiệp thường tìm thông tin đối tác bằng google hoặc trên các diễn đàn mà chưa có những điều tra kỹ càng.

 
MẤT TIỀN THẬT VÌ EMAIL GIẢ
 
Không ít trường hợp bị lừa bằng thủ đoạn không thể ngờ tới là email giả.
 
Một kẻ lừa đảo ở Thổ Nhĩ Kỳ đã theo dõi quá trình giao dịch của một doanh nghiệp Việt Nam với đối tác ở Thổ Nhĩ kỳ. Đến quá trình chuyển tiền, kẻ này đã hack email và yêu cầu doanh nghiệp ở Việt Nam chuyển về tải khoản của hắn.
 
Tình trạng lừa đảo qua email không mới, đã xảy ra trong giao dịch với các nước tại Trung Đông, Thái lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore…..
 
Thông thường những kẻ lừa đảo này sử dụng email gần giống hoàn toàn với email của các công ty nổi tiếng hoặc hack hộp mail của người dùng.
Năm 2015, Thương vụ Việt Nam tại UAE ghi nhận 8 vụ việc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo và tham gia ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp gần 4 triệu đô la Mỹ. Tuy nhiên có một doanh nghiệp khác mất gần 500 ngàn đô la khi xuất hàng sang Trung Đông.
 
Gần đây, một doanh nghiệp rất lớn ngành hàng tiêu dùng ở hà Nội đã bị lừa khi chuyển tiền vào tài khoản “ảo” của doanh nghiệp ở Ấn Độ.
 
Vì vậy khi giao dịch với đối tác nước ngoài có những email như Yahoo, Gmail, 163.net, hanmail.net,…..
Doanh nghiệp cần kiểm tra cẩn thận.
 
Ngoài ra với những đối tác lạ, chưa tin cậy cần có sự tìm hiểu kỹ hơn thông qua đơn vị thứ 3.
Việc mất một chút chi phí ban đầu sẽ tránh được nhiều rủi ro về sau.
 
Trong thời đại kỹ thuật số, mọi doanh nghiệp đều nên tận dụng sự tiện ích của giao dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên, chế độ bảo mật, chế độ tránh “hack”, tránh “spam” cần được coi trọng. Doanh nghiệp không nên chủ quan dù đó là đối tác quen, thực hiện nhiều hợp đồng.
 
LỪA ĐẢO VÌ HAM LÃI CAO
 
Một doanh nghiệp  ký hợp đồng xuất khẩu gạo với khách hàng ở Dubai bằng hình thức thanh toán thư tín dụng trả ngay. Doanh nghiệp VN nhận được thông báo L/C trị giá 2,3 triệu USD được mở từ  ngân hàng phát hành thư tín dụng là Regnum, Nga sau 2 tuần.
Doanh nghiệp VN chuyển 63 container gạo qua Dubai với trị giá gần 1 triệu USD. Thế nhưng 1 tháng sau DN VN vẫn chưa nhận được thanh toán từ phía Ngân hàng Regnum và Regnum thông báo họ không phát hành L/C này. Doanh nghiệp VN đã tìm sự hỗ trợ từ sứ quán và chuyển được 63 container gạo quay về Việt Nam nhưng phải trả hàng loạt chi phí phát sinh, đóng 44% thuế nhập khẩu giá trị lô hàng...
Ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đầu tư chi phí pháp lý tư vấn, luật sư hỗ trợ cho các điều tra cẩn trọng về đối tác trước khi quyết định giao kết, mua bảo hiểm cho hàng hóa,…
Khi có dấu hiệu “lừa” hay phá bỏ hợp đồng của đối tác, cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như chặn L/C, yêu cầu giữ hàng tại cảng, đổi consignee ... hay nhờ các bên hữu quan can thiệp.